1. DỊ ỨNG LÀ GÌ ?
Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất như phấn hoa, nọc độc của ong hoặc lông vật nuôi.
Hệ thống miễn dịch sản xuất ra các protein được gọi là kháng thể IgE. Những kháng thể bảo vệ khỏi những kẻ xâm lược không mong muốn mà có thể gây bệnh hoặc gây ra nhiễm trùng. Khi có dị ứng, hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể để xác định các chất gây dị ứng cụ thể như là một cái gì đó có hại. Điều này do kích thích của histamin và các chất khác gây ra triệu chứng dị ứng
Hình 1: Hình ảnh bị dị ứng trên da
Dị nguyên (allergen)là một chất mà có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Các dị nguyên ở một số người có thể xem nó như thể vật lạ ("foreign") hoặc chất nguy hiểm ("dangerous") nhưng không có phản ứng chống lại. Đó có thể là vật lạ hay loại chất nào đó nguy hiểm đối với người này nhưng lại không hề gì với người khác - nghĩa là phản ứng dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Như vậy khi gặp vật lạ, thì cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm mục đích bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những bất thường cho cơ thể thì gọi là phản ứng dị ứng hay trầm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong thì gọi là sốc phản vệ.
Đặc điểm
‒ Biểu hiện lâm sàng trên mỗi bệnh nhân phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra dị ứng.
‒ Khi có triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm cho thấy thường có tăng số lượng bạch cầu ái toan và IgE trong máu.
‒ Xuất hiện theo đợt và xen kẽ khoảng thời gian hoàn toàn bình thường.
2. Tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng
Trong những năm 2000-2002, theo những số liệu khảo sát trên 8000 người ở 6 tỉnh thành phố của Việt Nam (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hoà Bình, Nghệ An, Lâm Đồng) các bác sỹ Bộ môn Dị ứng và Khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng như sau:
- Hen : 4.9%
- Dị ứng thuốc : 8.73%
- Mày đay, phù Quincke : 11.68%
- Viêm mũi dị ứng : 10.97 %
- Dị ứng thời tiết : 9.81%
- Dị ứng do thức ăn 6.02%
3. Cơ chế gây dị ứng
a. Những yếu tố tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh dị ứng
- Đường xâm nhập của dị nguyên:
+ Đường hô hấp
+ Đường tiêm
+ Da
+ Đường tiêu hoá
- Kháng thể IgE đóng một vai trò quan trọng trong bệnh sinh của các bệnh dị ứng, đặc biệt là trong sự hoạt hóa các tế bào mast, tế bào basophil và trong sự trình diện kháng nguyên.
- Các cytokin đóng vai trò cơ bản trong biểu hiện các triệu chứng như mày đay, nổi ban xuất huyết, ngứa…
Hình 2 : Các loại thức ăn dễ gây dị ứng
b. Các giai đoạn trong cơ chế dị ứng (3 giai đoạn)
- Giai đoạn mẫn cảm: Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng lần đầu sẽ gây ra một phản ứng ở tế bào miễn dịch lympho bào TH2 (một trong 4 loại tế bào TH: tế bào trình diện kháng nguyên). Những lympho bào TH2 này tương tác với các lympho bào khác gọi là tế bào B có vai trò sản xuất kháng thể. Tương tác này kích thích các tế bào B bắt đầu sản xuất một số lượng lớn một loại kháng thể được gọi là IgE. IgE tiết ra lưu thông trong máu và gắn vào một thụ thể IgE đặc hiệu (một loại thụ thể gọi là FcεRI Fc) trên bề mặt của các loại tế bào miễn dịch gọi là tế bào mast và basophils, cả hai đều tham gia vào các phản ứng viêm cấp tính.
- Giai đoạn sinh hoá bệnh: Khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng tương tự, các chất gây dị ứng đó liên kết với các phân tử IgE được tổ chức trên bề mặt của các tế bào mast hoặc basophils. Liên kết chéo của các thụ thể IgE và Fc xảy ra khi nhiều hơn một thụ thể IgE phức tạp tương tác với các phân tử gây dị ứng, và kích hoạt các tế bào mast và basophils. Kích hoạt này trải qua một quá trình gọi là degranulation, lúc đó từ thể hạt của các tế bào này phóng thích ra histamine và các chất hóa học gây viêm trung gian vào các mô xung quanh.
- Giai đoạn sinh lý bệnh: Khi các hoạt chất trung gian được giải phóng gây ra một số hiệu ứng như giãn mạch, bài tiết chất nhầy, kích thích thần kinh và sự co cơ trơn. Điều này dẫn đến sổ mũi, ngứa, khó thở, và sốc phản vệ, từ đó tác động cơ quan gây rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức và gây nên bệnh lý trên lâm sàng như mày đay, phù quinck, hen phế quản, ban xuất huyết...
Hình 3: Sơ đồ phản ứng dị ứng
4. Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng
Xét nghiệm dị ứng được chỉ định khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý về sự dị ứng với một hoặc nhiều chất. Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: phát ban, viêm da, chàm, mắt đỏ, ngứa, ho, nghẹt mũi, hắt hơi, hen, đau bụng, khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Tổng phân tích máu: Đánh giá tỷ lệ bạch cầu ái toan
- Xét nghiệm IgE toàn phần.
- Xét nghiệm IgE đặc hiệu dị nguyên (Panel dị nguyên): đo một sự đáp ứng với các dị nguyên riêng biệt.
- Bên cạnh xét nghiệm Panel dị nguyên thì xét nghiệm các loại ký sinh trùng huyết thanh cũng được chỉ định kèm theo để hỗ trợ trong việc chuẩn đoán điều trị , giúp bệnh nhân có những xét nghiểm tổng quang hơn cho các triệu chứng gây ngứa, mẫn đỏ, mề đay , dị ứng
Ý nghĩa
- Chẩn đoán dị ứng ở người có các triệu chứng giống như dị ứng cấp hoặc mạn tính.
- Theo dõi trị liệu miễn dịch.
- Xét nghiệm Panel dị ứng bao gồm có các gói xét nghiệm 20 dị nguyên và 60 dị nguyên thường gặp trên lâm sàng cho trẻ em và người lớn , tập trung chủ yếu ở nhóm thức ăn như tôm, cua, cá, sữa, táo và một số dị nguyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài như bụi, lông chó, mèo…
- 5. Xét nghiệm panel dị ứng 20-60 dị nguyên
- Với mong muốn giúp người dân dễ dàng tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, Trung tâm xét nghiệm SÀI GÒN – TÂY NGUYÊN triển khai xét nghiệm Panel Dị ứng – xét nghiệm tìm từ 20 đến 60 dị nguyên.
- Thông qua xét nghiệm này, người dân có cơ hội xác định cùng lúc từ 20 đến 60 dị nguyên gây dị ứng phổ biến nhất trên 1 mẫu xét nghiệm.
- Bảng 60 dị nguyên có thể được xác định bởi PROTIATH Allergy
Giá trị bình thường: Âm tính <0.34
Biện luận kết quả
- Các kết quả âm tính bình thường chỉ ra rằng một người có thể không có dị ứng thực sự với chất gây dị ứng đó.
- Kết quả dương tính ở những mức độ khác nhau với một dị nguyên nào đó thường chỉ ra là có thể dị ứng với dị nguyên đó, khi đó cần kết hợp với bác sỹ lâm sàng để đưa đến kết luận cho bệnh nhân.
Bài viết : st