Giun đũa chó mèo

Địa chỉ: số 118 Hoàng Diệu , Tp Buôn Ma Thuột , Tỉnh Dak lak
Hotline: 0944875599  - 0262 3801801
Giun đũa chó mèo
Ngày đăng: 15/03/2021 05:55 PM

    Giun đũa chó, mèo nhiễm bệnh cho người là dạng ấu trùng thuộc loài giun tròn, khi nhiễm vào cơ thể ấu trùng đi vào máu và gây nên các dấu hiệu bệnh lý toàn thân giống như bệnh da liễu. Nếu không được thăm khám và xét nghiệm rất dễ bỏ sót bệnh. Vậy làm sao để biết được một người bị ngứa là do bệnh giun sán. Bài viết sau đây giúp bạn đọc có thêm thông tin nhận biết căn bệnh này.

    Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo

    Có thể nhiễm bệnh giun đũa chó mèo từ rau sống

    Tác nhân gây bệnh là ấu trùng của giun đũa chó Toxocara canis (80%) hay mèo Toxocara cati (20%), một loài giun tròn sống trong ruột chó, mèo. Sau khi phát tán ra môi trường, ấu trùng Toxocara tồn tại trong đất và nhiễm vào rau củ, người có thói quen ăn rau sống và động vật ăn cỏ, có thể bị nhiễm do nuốt phải ấu trùng.

    Có thể nhiễm bệnh giun đũa chó mèo từ các loại thịt

    Ấu trùng giun đũa chó mèo có trong thịt động vật và gia cầm, khi người ăn thịt động vật hoặc gia cầm không được nấu chín kỹ, có thể bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo từ các loại thực phẩm vừa nêu.

    Có thể nhiễm bệnh giun đũa chó mèo từ môi trường đất cát, đồ chơi

    Trong môi trường đất, người làm vườn, tiếp xúc với đất, cát, có thể bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo qua da trầy xước, lây nhiễm qua da khi tiếp xúc với đất thường gặp ở vùng nông thôn. Trong khi ở thành thị chủ yếu gặp ở gia đình có thói quen nuôi thú cưng như chó và mèo. Trẻ em chơi trò chơi tiếp xúc với đất, có thói quen ngậm mút tay, cũng có nguy cơ nhiễm bệnh giun đũa chó mèo.

    Tại sao nhiễm bệnh giun đũa chó mèo lại gây mẩn ngứa kéo dài?

                                                                                                   

    Hình 1:  Các nốt mẫn ngứa do nhiễm giun chó, mèo

    Khi người nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo Toxocara, trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng sẽ xuyên qua thành ruột để theo dòng máu đến các cơ quan như gan, tim, phổi, não, cơ, mắt…. Vì giun đũa chó, mèo Toxocara không phải là ký sinh trùng của người, nên chúng chỉ phát triển đến giai đoạn ấu trùng và gây các phản ứng nơi cơ quan mà ấu trùng đến.

    Quá trình nhiễm bệnh giun đũa chó, mèo Toxocara

                                                            

    Bệnh giun đũa chó, mèo, ngày càng nhiều ở những nước phát triển nơi mà người ta có thú nuôi vật cảnh là chó, mèo. Tại Việt Nam, tuy chưa có số liệu đầy đủ, nhưng tỷ lệ huyết thanh dương tính với giun đũa chó, mèo không phải là thấp trong các điều tra.

    Quá trình nhiễm bệnh cho người, ấu trùng giun đũa chó, mèo Toxocara sẽ đi vào máu, chúng tiết ra độc tố gây viêm, nhiễm độc, mẩn ngứa da nổi mể đay, dị ứng giống như bệnh da liễu. Ấu trùng di chuyển đến các cơ quan nội tạng, tạo u trong gan, tim, thận, mắt và não,…có thể gây nên những nguy hiểm tiềm tàng. Các dấu hiệu triệu chứng thường không thuyên giảm khi sử dụng thuốc dị ứng thông thường.

    Triệu chứng bệnh giun đũa chó mèo

    Triệu chứng: có hai thể lâm sàng kinh điển là “hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng” (VLM) và “hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt” (OLM). Tuỳ thuộc vào số lượng ấu trùng, trong hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, người bệnh có thể bị mẩn ngứa da, sốt nhẹ, ho, khò khè, đau bụng, gan to,…Dấu hiệu mẩn ngứa, nổi mề đay uống thuốc da liễu thì bớt, hết thuốc có thể bị ngứa lại như ban đầu.

                                                                                    

                                                                                               Hình 3 : Ấu trùng di chuyển đến mắt

    Trong hội chứng hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt, thị lực sẽ giảm ở mắt bị bệnh. Ngoài ra còn có thể “thông thường” với các triệu chứng không rõ ràng như người thấy mệt mỏi, thiếu sinh lực, rối loạn tiêu hoá… đôi khi kèm với mẩn ngứa, nổi mề đay. Một số người bệnh không có triệu chứng, nhưng có bạch cầu ái toan tăng trong máu và huyết thanh dương tính với Toxocara spp.

    Chẩn đoán bệnh giun đũa chó mèo

    Dựa vào các dấu hiệu của hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng (VLM) hay hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt (OLM) và trong bệnh sử có khả năng tiếp xúc với nguồn nhiễm.

    Ngoài ra, xét nghiệm máu bằng phương pháp miễn dịch ELISA, nếu kết quả huyết thanh IgG dương tính với kháng thể chống Toxocara spp là người bệnh đã tiếp xúc với độc tố do ấu trùng giun đũa chó mèo tiết ra trong máu, và thường có bạch cầu ái toan trong máu.

    Sau khi có kết quả xét nghiệm giun đũa chó, các bác sĩ sẽ kết hợp các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ để chẩn đoán và điều trị bệnh giun đũa chó mèo Toxocara.

    Điều trị bệnh giun đũa chó mèo

    Điều trị bệnh giun đũa chó, mèo là sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng kết hợp với thuốc nội khoa khác để tăng tác động hiệp đồng, giúp thuốc nhanh chóng tác động đến ấu trùng trong máu, kháng viêm, trị mẩn ngứa, giảm đau nhức, bảo vệ tế bào

    * theo CDC (Hoa Kỳ), có một số tác giả cho rằng việc phối hợp thuốc tăng tác dụng hiệp đồng và kháng viêm có thể rút ngắn thời gian điều trị. Người bệnh nên khám và điều trị tại cơ sở y tế các bác sĩ chuyên ngành, kinh nghiệm và chuyên khoa, để được chẩn đoán đúng và sử dụng đúng, đủ liệu trình.

    Một số lưu ý khi điều trị bệnh giun đũa chó, mèo

    Đối với bác sĩ điều trị

    Toa thuốc trị bệnh giun đũa chó, mèo cần ghi rõ ràng, hướng dẫn, giải thích cho người bệnh biết được: thuốc nào cần uống trước khi ăn, thuốc nào cần uống sau ăn. Tác dụng của thuốc A là gì, thuốc B là gì? Các thuốc có phản ứng phụ gì không? Cần kiêng cữ những gì? Bệnh có trị dứt không, thời gian điều trị bao lâu? Khi nào tái khám? Khi tái khám cần xét nghiệm lại những gì? Giúp người bệnh yên tâm và chủ động thời gian tái khám.

    Bác sĩ điều trị có kinh nghiệm, cần xác định được thể bệnh giun đũa chó, mèo Toxocara là thể thông thường, thể ấu trùng di chuyển nội, hay thể ấu trùng di chuyển tới mắt, để có hướng sử dụng thuốc trị bệnh giun đũa chó, mèo phù hợp.

    Điều trị bệnh giun đũa chó, mèo là: sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng để loại trừ ấu trùng Toxocara trong cơ thể, giúp đẩy lùi các dấu hiệu khó chịu do giun đũa chó, mèo gây ra như: mẩn ngứa da dị ứng, đâu đầu mệt mỏi lâu ngày,…

    Nên phối hợp thuốc để tăng tác dụng hiệp đồng, kháng viêm, kháng H2, kháng Histamin, thuốc bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch để rút ngắn thời gian điều trị.

    Yếu tố tâm lý rất quan trọng trong quá trình chữa trị bệnh giun sán và bệnh ngứa. Do đó, khi tái khám xét nghiệm lại, bác sĩ điều trị cần phân tích kết quả xét nghiệm lần này so với lần trước có cải thiện hay không, bệnh giun đũa chó, mèo đã bớt chưa? Cần điều trị nữa hay không, dự kiến thời gian bao lâu có thể dứt bệnh? Giúp người bệnh yên tâm chữa trị.

    Thời gian trị bệnh giun đũa chó mèo sau 1 đến 3 liệu trình, mỗi liệu trình từ 5 đến 15 ngày, sau khi sử dụng thuốc 5 đến 7 ngày các dấu hiệu mệt mỏi, mẩn ngứa da sẽ được cải thiện.

    Tuy nhiên, có một tỷ lệ bệnh nhân, sau khi trị khỏi bệnh giun đũa chó, mèo nhưng vẫn còn ngứa. Lý giải điều này là do không phải tất cả những trường hợp mẩn ngứa, mệt mỏi, đau đầu đề do bệnh giun đũa chó, mèo gây ra. Có thể một người bị nhiễm giun đũa chó, mèo những kèm theo bệnh lý gây ngứa khác. Khi đó, cần xét nghiệm bổ sung một số nguyên nhân gây ngứa khác để chữa trị cũng như kiêng cữ, phòng ngừa,…

    Đối với người bệnh

    Tuân thủ liệu trình, uống thuốc đúng thời gian và liều lượng ghi trong toa. Không tự ý mua thuốc để trị bệnh giun đũa chó, mèo. Vì có nhiều trường hợp bị bệnh giun nhưng lại sử dụng thuốc sán hoặc ngược lại, dẫn đến bệnh không khỏi mà còn hại cho sức khỏe. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, trong khi sử dụng thuốc trị bệnh giun đũa chó. Tái khám đúng hẹn.

    Phòng bệnh giun đũa chó, mèo như thế nào

    Rửa tay sau khi đùa giỡn với chó, mèo.

    Rửa kỹ rau quả dưới vòi nước.

    Thu dọn phân thú vật nuôi.

    Tẩy giun cho chó, mèo, nhất là chó con và mèo con.

    Mang găng tay, bảo hộ lao động khi làm vườn./.

    Bạn và gia đình bị mẩn ngứa và có nhu cầu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ngứa như: giun sán trong máu, bệnh sán chó ở người, dị ứng dị nguyên môi trường, mạt, bụi, thức ăn, váng sữa, ngứa do bệnh gan, bệnh thận, tuyến giáp, tiểu đường và các nguyên nhân gây ngứa khác,…bạn có thể tới phòng khám xét nghiệm để điều trị.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline
    0944875599